Đông Phương Tam Thánh bao gồm những ai trong Phật Giáo Đại Thừa?
Đông Phương Tam Thánh bao gồm những ai trong Phật Giáo Đại Thừa?
Last updated
Đông Phương Tam Thánh bao gồm những ai trong Phật Giáo Đại Thừa?
Last updated
Đông Phương Tam Thánh bao gồm những ai trong Phật Giáo Đại Thừa? Đông Phương Tam Thánh chính là Dược Sư Tam Tôn, bộ ba này gồm 3 vị chư Phật, Bồ tát ở thế giới Phương Đông. Trong đó gồm Phật Dược Sư là giáo chủ của cõi Tịnh Thổ Lưu Ly và 2 vị Đại Bồ Tát hộ pháp là Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát. Theo như Kinh Dược Sư ghi lại rằng Nhật Quang Bồ Tát là vị Bồ Tát đứng ở bên trái của Dược Sư Phật, còn Nguyệt Quang Bồ Tát đứng bên phải. Theo như các sự tích, kinh điển truyền lại thì 2 vị Bồ Tát Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát cùng Phật Dược Sư đã có quan hệ sâu sắc từ nhiều đời nhiều kiếp. Trong thuở quá khứ, khi đức Điện Quang Như Lai hành hoá ở trần gian, có vị phạm sĩ dòng Bà La Môn cùng hai người con đều cảm thấy sự loạn lạc và khổ sở của thế gian, nên đều khởi phát Tâm Bồ Đề, cùng lập nguyện mong muốn cứu tất cả chúng sinh đang đau khổ, bệnh tật trong thế giới này. Điện Quang Như Lai đã khen ngợi 3 cha con họ và đôi tên của vị phạm sỹ kia thành Y Vương hay có tên gọi khác là Dược Vương, hai người con đổi tên là Nhật Chiếu và Nguyệt Chiếu. Trải qua nhiều đời nhiều kiếp phát nguyện rộng lớn vì chúng sinh, cuối cùng vị Dược Vương đã chứng quả Phật trở thành Phật Dược Sư, đồng thời hai người con của Ngài cũng chứng được quả Bồ tát trở thành Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát. Phật Dược Sư tên đầy đủ là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Trong nhiều đời ông đã luôn tu hành và phát nguyện vì chúng sinh, trước khi thành Phật, Ngài đã phát 12 đại nguyện để tiêu trừ hết những bệnh khổ về thân tâm cho chúng sinh. Tượng Đông Phương Tam Thánh được ví như một phương pháp chữa bệnh thần thông, huyền bí, tối cao, mà đến nay nhiều người vẫn chưa giải thích được. Thờ cúng bộ tượng này sẽ giúp mỗi người loại bỏ được phần tham, sân, si mê, hận thù trong bản thân, thoát khỏi những đau đớn bệnh tật, tiêu trừ ba loại độc tố gây ra bệnh tật cho chúng sinh. Xem thêm: Hình ảnh Phật Di Lặc đẹp nhất Nguồn: https://giacngotamlinh.com/