Thập Bát La Hán và Thiên Long Bát Bộ Chúng gồm những vị nào?
Thập Bát La Hán và Thiên Long Bát Bộ Chúng gồm những vị nào?
Last updated
Thập Bát La Hán và Thiên Long Bát Bộ Chúng gồm những vị nào?
Last updated
Thập Bát La Hán và Thiên Long Bát Bộ Chúng gồm những vị nào? Trời (Thiên) và Rồng là hai giới thượng thủ. Thiên chúng gồm 6 cõi trời dục giới, bốn cõi trời vô sắc giới và 4 cõi trời sắc giới, xung quanh thân họ có ánh sáng tỏa ra. Trong các kinh điển, Thiên hay được xưng là Thiên chúng, chư Thiên, Thiên nhân,.. chủ yếu cư trú ở nơi Dục Giới Lục (6 tầng trời cõi dục) và cõi trời sắc giới. Các hàng thuộc Thiên giới như Phạm Thiên, Đế Thích Thiên, Tứ Thiên Vương. Họ có ánh sáng thanh tịnh, có quả báo thù thắng, thường thích xưng thán Phật, rải hương, hoa, châu báu khi Phật thuyết giảng xong. Thiên trong các tranh, tượng Phật Giáo khắc họa cũng thường thấy các thiên nhân bay xung quanh Phật, Bồ Tát. Rồng chúng có Bát Đại Long Vương – 8 vị vua rồng. Rồng trong Phật Giáo cũng có ngoại hình tương tự với truyền thuyết Trung Quốc nhưng khác là rồng này có thân mình dài, trên đầu có mào hoặc có sừng, có khả năng hô mưa gọi gió. Trong Kinh Phật thường nhắc tới Ngũ Long Vương, Thất Long Vương, Bát Long Vương,… Theo như kinh sách (Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ) ghi lại Long cũng chia làm thiện và ác. Thiện Long là Hành Pháp Long Vương luôn hô mưa gọi gió đúng lúc để giúp mùa màng ngũ cốc được bội thu. Ác Long là Phi Hành Pháp Long Vương gây ra mưa xấu khiến mùa màng thất bát. Theo “Đại Trí Độ Luận”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng là Đại Lực Độc Long – một ác long có sức mạnh to lớn. Sau khi được thọ giới, ác long này đã một mình vào rừng tu hành. Một người thợ săn tham lam muốn chiếm lớp da của rồng, liền lột lấy. Vốn Độc Long có thể giết chết tên thợ săn dễ dàng, nhưng vì trì giới, không còn luyến tiếc tấm thân này, đã để cho hắn ta lột đi. Sau khi mất da, Độc Long bò xuống nước, mặc cho đau đớn vì bị sâu bọ ăn gặm nhấm. Lúc ấy, Độc Long đã phát nguyện sẽ độ hóa hết thảy chúng sinh, sau khi trở thành Phật. Cuối cùng, sau khi chết, Độc Long đã được vãng sinh lên cõi trời Đao Lợi. Danh sách Thập Bát La Hán đã có từ thời xưa và được nhiều người kính trọng. Lúc đầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp chỉ có 16 vị, sau đó khi tạc tượng người đời đã thêm 2 vị là Khánh Hữu Tôn Giả và đại sư Huyền Trang để thể hiện lòng tôn kính. Như vậy, 18 vị La Hán này được lưu truyền cho đến ngày nay, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Phật Giáo. Thập Bát La Hán bao gồm các vị sau La Hán Tọa Lộc là một đại thần có danh tiếng từ thời vua Ưu Điền. Ông thích rời cung vào núi rừng tu luyện, thiền đình. Sau khi ông xuất gia, ông thường cỡi hươu về thăm cung, khuyên nhà quốc vương nên xuất gia. Về sau, vị quốc vương đã truyền ngôi cho thái tử và xuất gia. Chính vì thói quen cưỡi hươu này, người đời đã đặt tên cho ông là “Kị Lộc La Hán”. Ông là một trong bốn vị La Hán thường được đức Phật nhắc tới nhất. Ông được Đức Phật sai ở lại nhân gian để tạ lỗi vì đã mắc sai lầm. Có một lần ông dùng thần thông lấy chiếc bát quý được treo trên một trụ cao. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng đây là sai trái vì thể hiện tài năng của bản thân mà ảnh hưởng đến việc mọi người tu hành. Cho nên vị Tôn giả này đã ở lại nhân gian để làm lợi cho chúng sinh. Nguồn: https://giacngotamlinh.com/